19/12/2022
Đối với những ai sử dụng VPS thì chắc hẳn đều biết đến tấn công DDoS và những hậu quả mà nó gây ra. Vậy tấn công DDoS là gì? Hậu quả và cách chống tấn công DDoS cho VPS ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau của ENODE nhé
DDoS là viết tắt của Distributed Denial Of Service. Hay còn gọi là “Tấn công bằng từ chối dịch vụ phân tán”. Đây là một trong các cách thức tấn công DoS – Denial of Service hay “Tấn công từ chối dịch vụ”. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cao hơn, khó ngăn chặn hơn.
Tấn công DDoS hiểu đơn giản là nỗ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến. Bằng cách thực hiện yêu cầu truy cập quá lớn, dẫn đến việc máy chủ quá tải, không còn khả năng xử lý. Từ đây dẫn đến nghẽn mạng, mất kết nối với dịch vụ. Khiến các máy trạm (client) không thể truy cập dịch vụ từ máy chủ. Có thể làm mất kết nối của một máy hay của cả một hệ thống lớn.
Mục đích của các hacker là chiếm dụng một lượng lớn thông tin hay tài nguyên. Chúng muốn làm cho các client khác không thể yêu cầu truy xuất của dữ liệu từ máy chủ. Sẽ có vô vàn những rắc rối xảy ra nếu không may gặp phải tình trạng này. Đây là mối đe dọa to lớn đến công việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chủ thể của các cuộc tấn công DDoS là các mạng máy tính (hoặc là bot). Nó sẽ cố gắng truy cập vào máy chủ cùng một lúc ở nhiều vị trí khác nhau. Khiến dịch vụ trực tuyến của bạn bị quá tải trong các yêu cầu liên tục, dẫn đến máy chủ của bạn bị quá tải và bị ngắt kết nối. Tin tặc lợi dụng lỗ hổng này để chiếm quyền điều khiển của bạn. Tin tặc có thể lợi dụng VPS của bạn tấn công vào các máy tính hoặc VPS khác. Sau đó, chúng sẽ có hành vi xấu như: Có thể gửi một số lượng lớn dữ liệu và yêu cầu đến một trang web hoặc một địa chỉ email nào đó,…
Đôi khi, tấn công DDoS được tin tặc dùng làm “màn chắn” cho một cuộc tấn công mạng phía sau. Khi nhân sự an ninh mạng tập trung xử lý sự cố cho trang web bị tấn công DDoS. Chúng sẽ lợi dụng thời cơ để tấn công backdoor và chèn vào các công cụ SQL. Đến khi cá nhân, doanh nghiệp,… nhận ra âm mưu này thì đã quá muộn.
Thực tế không phải bất kỳ lỗi nào xảy ra cũng do tấn công DDoS. Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể nhận ra:
Khi dịch vụ bảo mật ngày càng được cải tiến, các hacker cũng phát triển ra các cách thức tấn công khác nhau. Có thể kể đến như: Advanced Persistent DoS (APDoS), HTTP Flood, Fraggle Attack, SYN Flood, UDP Flood, Ping of Death, Zero-day DDoS Attack, Application Level Attack, Slowloris, NTP Amplification,…Trong đó, Application Level Attack, Advanced Persistent DoS và Zero-day DDoS Attack là các cách thức tấn công phổ biến nhất. Bởi những cách này gây thiệt hại lớn cũng như rất khó để phòng tránh.
Tóm lại, cần lưu ý ba loại hình tấn công cơ bản dưới đây:
Đây là một trong những cách hiệu quả để có thể chống tấn công DDoS cho VPS. Tường lửa giúp ngăn chặn những cuộc truy cập có dấu hiệu bất thường. Ngăn chặn những hiểm hoạ từ nhiều phía.
Có thể lựa chọn sử dụng Firewall với hai cách sau:
Dùng Firewall cứng chuyên dụng. Đây là cách chống DDoS hiệu quả vô cùng tốt. Đi kèm đó thì chi phí sử dụng cũng không hề rẻ. Bởi bạn cần trả cả hai loại phí cho phần cứng và phần mềm đi kèm.
Cài đặt phần mềm PfSense. Phần mềm này có hệ thống mã nguồn mở, với sức mạnh khá ổn. Cho phép người dùng chặn được các cuộc tấn công có quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên để phần mềm hoạt động hiệu quả nhất cần căn cứ vào một số yếu tố của Server như: RAM, CPU, port mạnh cho VPS Windows và SSD.
Tăng dung lượng băng thông và lưu trữ của server khi đó VPS của bạn có thể chịu được 1.000.000 lượt request cùng lúc. Và những cuộc tấn công DDoS cũng sẽ chẳng ảnh hưởng nhiều đến VPS của bạn. Ngoài ra, băng thông rộng và dung lượng lưu trữ lớn còn giúp người dùng có thể truy cập vào website của bạn ổn định hơn.
CDN hay còn được biết đến là mạng lưới phân phối nội dung. CND giúp bạn có thể phân bổ dữ liệu của mình cùng lúc trên nhiều server. Vì thế, khi hacker nhắm vào một server của nhà cung cấp dịch vụ, bạn sẽ còn những server khác để sử dụng và phục hồi lại dữ liệu.
Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Anti-DDoS để chống lại các cuộc tấn công DDoS. Bất cứ VPS nào cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công DDoS. Vì vậy, bạn có thể xem xét đến việc mua một gói Anti để bảo vệ VPS, website.
Với phương pháp này bạn có thể lựa chọn chức năng có trả phí hoặc miễn phí. Bạn nên sử dụng tính năng có trả phí vì nó không chỉ giúp bạn chống lại những cuộc tấn công VPS quy mô lớn mà còn có tác dụng duy trì lượng băng thông ổn định cho website.
Ngoài ra có một số phương pháp đơn giản khác như: Giới hạn lưu lượng truy cập tại một thời điểm, thường xuyên sao lưu dữ liệu, đặt mật khẩu VPS có độ khó cao, chống thao tác tải lại trang web một cách liên tục,…
Cuộc tấn công DDoS khá là nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến những ai sử dụng VPS. Chủ động chống tấn công DDoS cho VPS là điều nên làm. Bạn có thể tham khảo lựa chọn các cách chống tấn công DDoS mà ENODE vừa giới thiệu. Hoặc nếu có giải pháp nào hay và hữu ích hơn các bạn hãy cùng chia sẻ nhé!
Enode.vn là dịch vụ cung cấp máy chủ ảo VPS, Proxy datacener, Poxy dân cư, Social Growth.
© 2021 Bản quyền thuộc về ENODE.VN